ad

Cà phê Robusta là gì ? Tất tần tật về cà phê có thể bạn chưa biết!

AD
tách cà phê

Cà phê có lẽ đã trở thành một loại thức uống phổ biến khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tìm hiểu về cà phê, đã bao giờ bạn nghe đến cái tên cà phê Robusta? Vậy, Cà phê Robusta là gì? Cùng Amazing Coffee tìm hiểu về loại cà phê đặc biệt này và thêm nhiều điều bổ ích về cà phê có thể bạn chưa biết nhé!

1. Cà phê và vòng đời cây cà phê

1.1 Nguồn gốc cây cà phê

1.2 Phân loại

1.3 Cấu tạo cây cà phê

1.3.1 Thân cây cà phê

1.3.2 Hoa cà phê

1.3.3 Quả cà phê

1.4 Vòng đời cây cà phê (Gieo trồng, thu hoạch, Sơ chế, Bảo quản, Rang, Chiết xuất)

2.2  Các loại cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam

2.1 Cà phê Robusta

2.1.1 Cà phê Robusta là gì?

2.1.2 Đặc điểm cà phê Robusta? 

2.2 Cà phê Arabica 

2.2.1 Cà phê Arabica là gì?

2.2.2 Đặc điểm cây cà phê Arabica

2.3 Cà phê Culi.

2.3.1 Cà phê Culi là gì?

2.3.2 Đặc điểm cà phê Culi

2.4 Cà phê Cherry

2.4.1 Cà phê Cherry là gì?

2.4.2 Đặc điểm cà phê Cherry

3.3 Cách phân biệt Robusta và Arabica

3.1 Hình dáng hạt

3.2 Hương thơm và mùi vị

3.3 Tỉ lệ Arabica và Robusta 

3.4 Đặc điểm địa lý 

4.4 Các loại cà phê thành phẩm

4.1 Cà phê hạt

4.2 Cà phê rang xay

4.3 Cà phê hoà tan

5.5 Các loại cà phê được ưa chuộng ở Việt Nam

5.1 Cà phê đen

5.1.1 Nguyên liệu pha cà phê đá:

5.1.2 Các bước thực hiện

5.2 Cà phê sữa 

5.2.1Nguyên liệu pha cà phê sữa đá:

5.2.2 Các bước thực hiện

5.3 Bạc xỉu

5.4 Cách pha bạc xỉu nóng

5.4.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị:

5.4.2 Các bước thực hiện:

5.5 Cách pha bạc xỉu đá

5.5.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị:

5.5.2 Các bước thực hiện:

5.6 Latte

5.7 Cách pha cafe Latte nóng:

5.7.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị:

5.7.2 Các bước thực hiện:

5.8 Cách pha cafe Latte đá:

5.8.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị:

5.8.2 Các bước thực hiện:

5.9 cà phê espresso

5.9.1Espresso là gì?

5.10 Cappuccino

5.10.1 Cappuccino là gì?

5.10.2 Hướng dẫn cách làm Cappuccino

5.10.3Nguyên liệu chuẩn bị

5.10.4 Cách pha Cappuccino

5.11 Người Mỹ

5.12 Cách pha cafe Americano ngon

5.12.1 Chuẩn bị nguyên liệu 

5.12.2 Các bước pha cafe Americano

6.6.10 Lợi ích của cà phê

7.7. Bảo quản cà phê đúng cách

7.1 Cà phê bột được bảo quản bao lâu?

7.2 Những cách bảo quản cà phê bột hiệu quả

7.3 Xem thêm nhiều sản phẩm hơn tại

1. Cà phê và vòng đời cây cà phê

Nguồn gốc cây cà phê

Người Pháp đã đưa cà phê vào Việt Nam vào năm 1857. Vùng cao nguyên miền trung xung quanh thành phố Buôn Ma Thuột đã chứng tỏ là một vùng đất hoàn hảo để trồng cà phê Robusta. Sau cuộc chiến tranh lâu dài, chính phủ, với sự hỗ trợ của các cơ quan phát triển, đã đưa ra một chương trình phát triển cà phê rộng lớn hơn. Trong chỉ hai thập kỷ, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới sau Brazil, và số một thế giới về loại cà phê Robusta – một trong hai loại cà phê chính, được được sử dụng trong cà phê hòa tan.

Sự trở lại ngoạn mục này mang đến một nguồn lợi to lớn cho nền kinh tế – cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tạo ra nguồn thu lợi hơn 1,5 tỷ đô la. Tổng quan lĩnh vực cà phê chiếm 3% GDP quốc gia, cung cấp một nguồn thu nhập cho khoảng 2,6 triệu người – 600,000 người trong số họ là nông dân và nhiều người đến từ nhóm dân tộc thiểu số. Chỉ 5% đến 7% tổng sản lượng được sử dụng cho tiêu dùng nội địa, phần còn lại được xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ và Châu Âu.

Phân loại

Cây cà phê là một loại thực vật thuộc họ thiến thảo (Rubiaceae), trong họ này lại bao gồm nhiều loài thực vật khác nhau, một số có chứa chất caffein, một số khác thì không. Về hình thái các loài thuộc họ thiến thảo đa phần đều thuộc cây thân gỗ, một số trông khác xa cà phê như cây canh-gi-na, cây câu đằng…

Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Ba dòng cây cà phê chính là

Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè, cà phê Blue Mountain;

Coffea canephora (Cà phê Robusta) – cà phê vối;

Coffea excelsa (Cà phê Liberia) – cà phê mít.

3 loại cà phê
3 loại cà phê

Cấu tạo cây cà phê

Thân cây cà phê

Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên, phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Thân cây cà phê
Thân cây cà phê

Hoa cà phê

Hoa cà phê màu trắng, có 5 cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Hoa chỉ nở trong vòng 3-4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30-40 ngàn bông hoa.

AD

Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác.

Hoa cà phê
Hoa cà phê

 Quả cà phê

Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó, gió và côn trùng ít có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7-9 tháng và có hình bầu dục. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà 1 vụ cà phê kéo dài gần 1 năm và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.

Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).

Quả cà phê
Quả cà phê

Vòng đời cây cà phê (Gieo trồng, thu hoạch, Sơ chế, Bảo quản, Rang, Chiết xuất)

Vòng đời của cà phê bắt đầu cuộc sống từ hạt giống của một quả cà phê mọc lên từ những cây nhỏ, mềm có thể nhanh chóng phát triển tới 10m chỉ trong vòng 2 năm.

Cây cà phê sản xuất trung bình 2kg đến 4kg quả, tùy thuộc vào loài. Từ những quả xanh chúng chuyển sang màu nâu và dần thành màu đỏ chín mọng. Những người làm nghề thu hoạch trái cafe phải kiểm tra tiến độ chín cây hàng ngày và chỉ thu hoạch những trái đã chín mọng mà thôi. Thu hoạch trái cafe nên được thực hiện thủ công bằng tay mặc dù một số nông trại lớn hơn sử dụng máy móc để hái quả. Người nông dân sẽ lọc quả lỗi, quả chưa chín và chỉ những quả đạt tiêu chuẩn mới được đưa tới công đoạn xử lý tiếp theo là chế biến hạt nhân xanh

Hạt nhân xanh cần phải để độ ẩm khoảng 11 % để được đóng gói và vận chuyển.

Quá trình rang sẽ phát triển ra 900 hương và vị thơm sâu bên trong hạt nhân xanh cafe và được coi như là một nghề mang đầy tính nghệ thuật vì chỉ cần không chú tâm vào thời gian khi rang, nhà rang hoàn toàn có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong hồ sơ rang của mình.

2. Các loại cà phê được trồng phổ biến ở Việt Nam

Cà phê Robusta

Cà phê Robusta là gì?

Cà phê Robusta hay còn được gọi với tên khác là cà phê vối, có vị đắng. Hiện nay cũng có nhiều người đặt ra câu hỏi rằng? Cà phê Robusta được trồng ở đâu. Thì vào những năm 1800 Cà phê Robusta được phát hiện lần đầu tiên ở Congo – Bỉ (thuộc châu Phi). Sau đó giống cà phê này được đưa tới Đông Nam Á vào những năm 1900.

Cà phê Robusta
Cà phê Robusta

Hiện nay là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam.

Đặc điểm cà phê Robusta? 

Quả cà phê có hình tròn, hạt cà phê Robusta nhỏ hơn hạt cà phê chè (cà phê Arabica). Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Robusta khoảng 2 – 4%, trong khi đó ở cà phê chỉ khoảng 1-2%. Cà phê Robusta đã phát triển lớn mạnh và chiếm 30% đến 40% tổng sản lượng thế giới. Bởi lẽ, Robusta có năng suất rất cao, cây trồng từ 3 đến 4 năm là có thể thu hoạch. Bên cạnh đó, cà phê vối chuộng sống ở vùng nhiệt đới, với độ cao là dưới 1000m so với mực nước biển. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29C, lượng mưa khoảng trên 1.000 mm.

Cà phê Robusta được sử dụng phổ biến bởi hương vị đậm đà. Nguyên nhân do hàm lượng caffein khá cao trong Robusta. Không nhẹ nhàng như cà phê chè, cà phê Robusta có hàm lượng caffein gấp đôi cà phê chè cụ thể là từ 3 – 4%. Khi ngửi cà phê Robusta chưa rang sec thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê Robusta rang mộc nguyên chất sẽ có mùi thơm thoang thoảng.

AD

 Cà phê Arabica 

Cà phê Arabica là gì?

Cà phê Arabica hay còn được gọi là cà phê chè, vị cà phê Arabica chua thanh thanh, chúng chỉ có hàm lượng cafein từ 1 – 2%. Là một loại cà phê hàng đầu thế giới nói chung và trên Việt Nam nói riêng.

cà phê Arabica
cà phê Arabica

Đặc điểm cây cà phê Arabica

Cây cà phê Arabica có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình oval. Quả hình bầu dục hỏi méo, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.

Cây cà phê Arabica ưu sống ở vùng núi cao. Cà phê Arabica thường được trồng ở độ cao từ 1000 – 1490 mét. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4 – 6 mét.

Cà phê arabica có vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ. Cà phê Arabica là nguyên liệu chính của các hãng cà phê, các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Arabica. Mùi hương của cà phê Arabica rất thanh tao, quý phái, có mùi của siro, mùi của hao trái, hòa quyện với mùi của mật ong, và cả mùi bánh mì nướng…Arabica chinh phục những con người sành điệu ẩm thực nhất.

Cà phê Culi.

Cà phê Culi là gì?

Cà phê culi còn được gọi bằng những cái tên khác là cà phê Bi hay Peaberry. Loại cà phê này đặc trưng với hình dáng tròn trịa như hạt đậu, đồng thời có hương thơm, mùi vị quyến rũ. Thông thường, một trái cà phê đều có 2 nhân, tương ứng với 2 hạt cà phê dạng dẹt. Chúng sẽ được tách đôi ra trong quá trình thu hoạch. Tuy nhiên, đối với loại cà phê Culi, 1 trái chỉ có 1 nhân duy nhất, có hình dáng tròn trịa, đầy đặn.

Cà phê Culi
(Cà phê Culi)

Đặc điểm cà phê Culi

Vì hạt cà phê chỉ có duy nhất 1 nhân, cho nên hàm lượng cafein trong đó cũng cao hơn đáng kể. Khi pha thành thức uống, bạn sẽ cảm nhận được độ đậm đặc, hương thơm ngào ngạt cũng như sự sảng khoái, tỉnh táo bất ngờ từ thức uống này.

Trong một đợt thu hoạch, cà phê Culi chỉ chiếm khoảng 5% tong tổng số. Đó là lí do tại sao loại cà phê này khá hiếm và vì thế mà giá cũng cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

Với sản lượng chỉ chiếm khoảng 5% trong mỗi mùa vụ nên cà phê Culi tương đối hiếm và có giá trị. Hàm lượng caffeine trong hạt Culi – Peaberry cao hơn rất nhiều và khi pha với nước sẽ cho màu đen tuyền sóng sánh thay vì màu nâu đậm. Có thể nói, những đặc điểm trên đã góp phần tạo nên một hương vị cafe Culi thách thức độ mạnh của cả những người đam mê cà phê.

Cà phê Cherry

Cà phê Cherry là gì?

Cà phê Cherry còn có tên gọi khác là cà phê mít hay Libery Chúng có mùi thơm thoang thoảng như mít hòa quyện vị chua chua của cherry, khi nếm thì lại có mùi socola nhẹ nhàng kết hợp với một chút ngọt của trái chín, hương rất thoảng của hoa cỏ và gia vị, mang lại cho người thưởng thức một cảm giác khó tả. Ở Việt Nam cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum vì có điều kiện môi trường và khí hậu rất thích hợp với giống cà phê này.

Cà phê Cherry
(Cà phê Cherry)

Đặc điểm cà phê Cherry

Cây cà phê Cherry trưởng thành cao từ 2-5m nhưng có thể cao hơn 15m nếu mọc ở ngoài tự nhiên. Thân, lá và quả đều rất to, khác biệt hẳn cà phê vối. Và một trong những đặc điểm nổi bật của giống cà phê này là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh. Cũng chính nhờ những đặc tính “hiếm có” này mà cà phê Cherry rất được các nhà vườn ưa chuộng, thường sử dụng chúng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác.

Cà phê Cherry có hàm lượng cafein cao hơn Arabica nhưng thấp hơn Robusta.

Để tạo những hương vị khác nhau, khi rang xay người ta dùng hạt cà phê Cherry trộn vào với các loại cà phê khác như cà phê vối, cà phê chè,..

3. Cách phân biệt Robusta và Arabica

Trước tiên nhìn vào tên gọi ta cũng có thể thấy đó là điểm dễ nhất để phân biệt cà phê Arabica và Robusta. Cái tên Robusta mà nó thể hiện, nó rất là robust, tức là mạnh, chứa nhiều caffeine, như một chất giúp cho thần tinh thần và giác quan tỉnh tảo nên chúng sẽ gây mất ngủ. Còn Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng chứa nhiều hương thơm (aroma).

AD

So sánh cà phê Robusta và Arabica:

Hình dáng hạt

So sánh cà phê Arabica với Robusta
(So sánh cà phê Arabica với Robusta)

Hạt cà phê Robusta nhỏ, hình bầu dục hoặc tròn, rãnh giữa hạt thường là một đường thẳng.

Hạt cà phê Arabica có mùi thơm, hạt to và dài, rãnh giữa hạt thường có hình lượn sóng (chữ S).

Khi rang cà phê Arabica và Robusta cùng nhau ở cùng nhiệt độ, màu của Arabica luôn có màu nhạt hơn.Vì tính chất của hạt Arabica khá chắc chắn, độ nở kém vì thế hạt luôn ở trạng thái nhạt màu hơn Robusta.

Hương thơm và mùi vị

Cà phê Robusta và Arabica loại nào ngon hơn?

Cà phê Arabica thơm, mùi vị phong phú, chua và ít đắng vì chứa nhiều đường và lipit – hợp chất tạo hương vị của cà phê trong quá trình rang nên được các nước phương Tây yêu thích sử dụng. Người ta thường ví rằng vị chua này giống như khi ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. Cách cảm nhận vị chua của cà phê cũng tương tự vậy.

Ngược lại, cà phê Robusta đắng hơn và ít thơm hơn cà phê Arabica vì chúng có hàm lượng caffeine trong hạt Robusta cao hơn Arabica rất nhiều. Caffeine và một số loại acid khác là thành phần tạo nên vị đắng trong cà phê nên lượng caffeine càng nhiều thì cà phê sẽ càng đắng. Khi ngửi cà phê Robusta chưa rang sẽ thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê Robusta sau khi rang chín sẽ thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy.

Tỉ lệ Arabica và Robusta 

Chúng ta có thể trung hòa giữa Arabica và Robusta trộn 2 loại cà phê này lại với nhau  để tạo thêm một hương vị mới lạ. Với công thức cho tỉ lệ trộn 2 loại cà phê của Robusta và Arabica là 8:2, với công thức này thì đang được các nhà rang xay tin dùng.

Ngoài ra cà phê Espresso gu Việt tỉ lệ Robusa và Arabica thường là 3:7 rang đậm sẽ tạo ra được loại cà phê kiều Ý phong cách Việt đậm đà.

Đặc điểm địa lý 

Arabica thường được trồng ở độ cao từ 800m trở lên (so với mực nước biển). Những nơi có khí hậu mát mẻ từ 15 – 24 độ C, lượng mưa trung bình khoảng 1200 – 2200mm/năm là điều kiện thích hợp để trồng cà phê Arabica.

Những nơi có nhiệt độ từ 18 – 36 độ C, có độ cao từ 900m, lượng mưa trung bình khoảng 2200 – 3000 mm/năm sẽ phù hợp để trồng cà phê Robusta.

Tóm tắt lại ngắn gọn cách phân biệt cà phê Arabica và Robusta bằng hình ảnh:

Đặc điểm địa lí của cà phê Arabica và Robusta
(Đặc điểm địa lí của cà phê Arabica và Robusta)

4. Các loại cà phê thành phẩm

Cà phê hạt

Cà phê hạt là loại quả có hạch bên trong. Cũng giống các loại quả thông thường nhưng cà phê được gọi là hạt họ đậu bởi hình thức khá giống nhau. Những hạt cà phê sau khi chín sẽ được thu hoạch và tách vỏ, phơi khô, sau đó sẽ được rang lên. Sau khi đem rang thì được gọi là cà phê hạt rang. Hương vị cà phê khác nhau tùy thuộc vào chất liệu được tẩm trong lúc rang. Hạt cà phê rang sạch có thể được tẩm rượu, bơ và được ủ trong môi trường nhiệt độ nhất định để tạo ra phong vị đậm đà riêng biệt. 

cà phê hạt
Cà phê hạt

Hạt cà phê Amazing đem rang đảm bảo là cà phê hạt rang nguyên chất không pha lẫn tạp chất. Đảm bảo là cà phê rang mộc 100%. Nhắc đến rang mộc nhiều người sẽ nghĩ là một loại cà phê mới nhưng không cà phê rang mộc là một cách rang theo quy trình đặc biệt không tẩm ướp bất cứ gia vị nào. Từ “mộc” trong cà phê rang mộc được hiểu là sự nguyên bản, mộc mạc của cà phê tự nhiên. Được rang xay và pha phin với nước nóng mà không thêm bất cứ nguyên liệu phụ gia nào.

Cà phê rang xay

Cà phê rang xay là một loại cà phê được chế biến nguyên chất từ 100% hạt cà phê được chọn lựa từ các hạt cà phê chất lượng cao tại Bình Phước. Cà phê rang xay tại Amazing được xem là cà phê rang xay nguyên chất đảm bảo sẽ không có sự pha trộn của các tạp chất như là: bắp rang, dậu rang, cơm cháy rang hoặc là các phụ phẩm khác

cà phê rang xay
cà phê rang xay

Cà phê rang xay nguyên chất là một khái niệm chung chỉ cà phê chất lượng cao, được xay tại chỗ – ngay nơi bán để phân biệt với các loại cà phê kém chất lượng có trộn tạp chất. Quy trình phải đảm bảo từ các bước chăm sóc, thu hoạch đến các bước chế biến đảm bảo không có bất kì hoá chất độc hại nào.

Lưu ý khi pha cà phê rang xay: đối với một số loại cà phê rang xay mới rang và mới xay, khi pha bằng phin sẽ thấy hiện tượng sùi bọt rất nhiều. Đây là hiện tượng bình thường do trong cà phê mới vẫn còn lượng khí chưa nhả hết. Để hạn chế bọt trào ra khỏi phin bằng cách rót nước nóng từ từ vào.

Cà phê hoà tan

AD

Để thuận tiện trong việc pha chế cùng với tiết kiệm thời gian, con người đã không ngừng cải tiến các loại sản phẩm về cà phê. Trong đó, hiện nay loại cà phê phổ biến nhất ngày càng được ưa chuộng nhờ tính tiện dụng và nhanh chóng của nó mà ta thường nghe đó là cà phê hòa tan, giúp ta tiết kiệm thời gian trong việc pha chế cũng như là dung cụ pha chế. Cà phê hòa tan là loại cà phê có thể dễ dàng tan trong nước với khoảng thời gian ngắn và được dùng để uống liền.

cà phê hòa tan
cà phê hòa tan

Quy trình sản xuất cà phê hòa tan thường là theo cách này:

Bước 1: (chuẩn bị cà phê nhân): Cà phê nhân có thể là 100% robusta, 100% arabica hoặc phối trộn theo tỉ lệ giữa robusta và arabica. Caphegiasi cũng cung cấp loại robusta R3 (25% đen vỡ) thường dùng cho các nhà máy cà phê hòa tan. Cà phê nhân tại bước này cũng được làm sạch để loại bỏ tạp chất.

Bước 2: (rang cà phê nhân): Cà phê sẽ được rang theo các mức khác nhau tùy theo nhu cầu.

Bước 3: (xay): Cà phê sau khi rang sẽ được xay thật mịn để dễ hòa tan.

Bước 4: (trích ly): Nước sẽ được thêm vào hỗn hợp cà phê bột để trích ly các chất tan trong cà phê.

Bước 5: (lọc): Dung dịch cà phê sẽ được lọc nhiều lần để loại bỏ các chất không tan và tạp chất còn lại (coffee residue).

Bước 6: (cô đặc): Dung dịch sau khi lọc sẽ được loại bớt nước để trở nên cô đặc hơn.

Bước 7: (sấy): Cà phê cô đặc sẽ được sấy để làm khô dung dịch, loại bỏ nước xuống mức rất thấp (độ ẩm khoảng 1% tới 2%). Có ba cách làm khô dẫn tới hình dạng của cà phê hòa tan khác nhau gồm sấy phun (spray-dried); sấy cốm (granulated) và sấy lạnh (freeze-dried).

Bước 8: (đóng gói thành phẩm): Thường là bao 10kg hoặc thùng carton 25kg.

Uống cà phê hoà tan có tốt không? Thì nhìn chung, cà phê hòa tan vừa là một loại đồ uống lành mạnh, ít calo có liên quan đến lợi ích sức khỏe vừa dễ dàng sử dụng và không cần máy pha cà phê. Cà phê hoà tan còn có thời hạn sử dụng rất dài và đặc biệt rẻ, tiện dụng khi đi du lịch hoặc đang di chuyển.

5. Các loại cà phê được ưa chuộng ở Việt Nam

Cà phê đen

Đây là loại thức uống có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu thức uống này chỉ dành riêng cho giới quý tộc, các quan chức Pháp, hay tầng lớp tri thức. Dần dần sau đó trở thành thứ thức uống phổ biến trong cuộc sống của người dân Việt.

Cà phê đen là một trong những loại cà phê hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Đối với những người sành cà phê, cà phê đen mang lại một hương vị thơm ngon và tinh tế.

Tác dụng của cà phê đen không đường:

AD

Ngoài việc mang lại sự tỉnh táo và là một thứ thức uống có hương vị đậm đà và hương thơm quyến rũ thì cà phê đen không đường còn có những tác dụng tốt nếu sử dụng với hàm lượng vừa phải mỗi ngày: trí nhớ tốt hơn, trí thông minh được tăng cường, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giúp giảm cân, dạ dày được làm sạch, ngăn ngừa ung thư, nhiều chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cà phê đen
(Cà phê đen)

Nguyên liệu pha cà phê đá:

Cà phê bột đã xay

Phin pha cà phê

Nước sôi

Đá

Các bước thực hiện

Trước khi chuẩn bị pha, nên dùng nước nóng tráng qua phần phin cà phê để giúp cà phê có thể nở đều, đồng thời còn giúp phần nhiệt lượng được giảm đi khi rót trực tiếp nước nóng và cà phê, giúp cho cà phê có hương vị đậm đà và quyến rũ hơn 

Tiến hành cho cà phê xay (bột cà phê) vào phin với tỷ lệ ⅓ của phin. Bí quyết để cho ra được ly cà phê đen ngon và lôi cuốn nhất chính là công thức ⅓  cà phê với ⅔ nước

Sau đó dùng bộ phận gạt ép phần cà phê vừa cho vào phin xuống, lưu ý không ép quá chặt cũng như quá lỏng. Nếu ép quá chặt sẽ làm cho phần bột cà phê khó chảy xuống dưới ly, nếu ép quá lỏng sẽ làm cho phần bột nổi lên trên, vì vậy mà phần nước xuống dưới ly sẽ lỏng và nhạt. Ở công đoạn này đòi hỏi sự quen tay, kinh nghiệm của người pha chế để cho ra được một ly cà phê đen ngon và đậm đà

Tiến hành đặt phin cà phê lên ly. Mẹo nhỏ ở đây là có thể chế khoảng 20% lượng nước sôi vào trước, chờ 15 đến 20 giây tiếp theo rồi hãy bắt đầu chế lượng nước còn lại vào phin.

Tiếp theo là công đoạn chế nước sôi vào, đậy nắp phin và chờ cho đến khi phần bột cà phê hút hết lượng nước sôi, thuật ngữ chuyên môn gọi là công đoạn ủ cà phê

Nếu cảm thấy vị cà phê đen đắng quá, có thể cho thêm một ít đường, tuy nhiên nên hạn chế dùng đường cát, nên dùng đường phèn hoặc đường trắng đã tán nhỏ, như vậy để giữ được hương vị đặc trưng của cà phê đen

cà phê đen đá
cà phê đen đá

Cà phê sữa 

Nguyên liệu pha cà phê sữa đá:

Cà phê bột đã xay

Phin pha cà phê

Sữa đặc có đường

cà phê sữa hạt

cà phê sữa hạt

Các bước thực hiện

Bước 1: Cho 2 – 3 thìa cafe bột vào phin, bạn nên cho nhiều một chút để đảm bảo độ đặc cho ly cafe nâu sữa. Sau khi cho vào phin, bạn lắc nhẹ để dàn đều cafe, giúp mặt cà phê phẳng thì sẽ dễ nén hơn.

Bước 2: Đổ sữa đặc vào ly với lượng phù hợp với sở thích của bạn. Nếu muốn uống ngọt, bạn cho nhiều sữa một chút. Nhiều bạn lại thích uống cafe vị đắng nhiều hơn thì bạn có thể bớt sữa trong cách pha cafe sữa đá ngon.

Bước 3: Đậy nắp nén cà phê lại. Nếu phần này có chốt nén thì bạn vặn chặt để nén cà phê xuống (có thể dùng mũi dao hoặc chuôi thìa). Trước khi pha cà phê sữa đá ngon, bạn cho một thìa nước nóng vào trước để làm ẩm và giúp cà phê nở ra. Đây là bí quyết trong cách pha cafe sữa đá mà bạn cần nhớ để giúp cà phê nở hơn, khi cho nước sôi vào sẽ chạy chậm, cà phê nhỏ giọt đậm đặc hơn đấy.

Bước 4: Đun nước sôi rồi rót từ từ vào phin đựng cà phê cho cà phê ngấm dần. Bạn rót một lượng nước vừa đủ, ngập quá mặt cà phê một chút là được.

Bước 5: Trong quá trình đợi cà phê nhỏ giọt, nếu thấy chảy nhanh, bạn lại vặn chặt chốt nén cà phê hơn nếu cà phê chảy nhanh, bạn nên điều chỉnh lại chốt nén để cách pha cafe sữa đá của bạn đạt được lượng nước vừa đủ dùng nhất.

Bước 6: Cuối cùng ngồi đợi cho cà phê nhỏ giọt hết là bạn đã có ngay cốc cà phê sữa thơm ngon đậm đà rồi. Khi uống chỉ cần cho thêm vài cục đá nhỏ sẽ ngon hơn nhiều đấy.

cà phê sữa nóng
cà phê sữa nóng

Bạc xỉu

Bạc xỉu là gì? Bạc xỉu xuất phát từ tên gọi “bạc tẩy xỉu phé” (bạc – màu trắng, tẩy – ly không, xỉu – một chút, phé – cà phê) trong tiếng Quan Thoại của cộng đồng người Hoa chiếm một phần lớn dân số Sài Gòn. Hiểu một cách đơn giản bạc xỉu chính là sữa nóng thêm chút cà phê.

Với bạc xỉu, mọi người có thể thưởng thức bạc xỉu nóng hay bạc xỉu đá tùy theo sở thích. Cùng hương cà phê thơm nhẹ và vị ngọt béo ngậy, thức uống này dễ dàng tiếp cận với cả phụ nữ, trẻ em chứ không giới hạn độ tuổi.

Cách thưởng thức bạc xỉu đúng chuẩn người Sài Gòn xưa đó chính là dùng bạc xỉu nóng đôi khi còn chấm thêm giò cháo quẩy và bánh tiêu cực kì độc đáo nhưng không kém phần hấp dẫn.

Cách pha bạc xỉu nóng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

30 gam cà phê

100ml sữa tươi nguyên chất

20ml sữa đặc

Các bước thực hiện:

Bước 1: Pha 30 gam cà phê trong phin với công thức chế nước sôi thành 2 lần. Lần 1 đổ 10ml nước sôi và ủ trong vòng 20 giây. Lần 2 bạn đổ 100ml nước sôi và ủ tới khi hết nước.

Bước 2: Cho cà phê đã pha vào bình shake rồi lắc nhẹ để tạo bọt.

Bước 3: Cho sữa tươi và sữa đặc lên bếp, đun với lửa thật nhỏ tới khi sôi lăn tăn là được. Chú ý khuấy đều tay để sữa không bị cháy bén.

Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa ra cốc, sau đó cho từ từ cà phê đã được tạo bọt vào và thưởng thức ngay khi còn nóng.

bạc xĩu nóng
bạc xĩu nóng

Cách pha bạc xỉu đá

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

30 gam cà phê

100ml sữa tươi không đường

20ml sữa đặc

Đá viên sạch

Các bước thực hiện:

Bước 1: Pha 30 gam cà phê trong phin với công thức chế nước sôi thành 2 lần. Lần 1  đổ 10ml nước sôi và ủ trong vòng 20 giây. Lần 2 đổ 100ml nước sôi và ủ tới khi hết nước.

Bước 2: Cho phần cà phê vừa pha vào bình shake rồi lắc nhẹ để tạo bọt.

Bước 3: Bào nhỏ đá sạch bằng máy bào đá.

Bước 4: Đổ sữa tươi không đường, sữa đặc vào ly trước, sau đó đổ cà phê đã được tạo bọt lên trên và thêm chút đá bào là đã có thể thưởng thức ly bạc xỉu đá vô cùng thơm ngon rồi.

bạc xĩu đá
bạc xĩu đá

Latte

Khi nhắc đến cafe Latte những người hay uống cà phê tương đối sẽ biết đến thức uống này vì nó có mặt ở hầu hết các menu thức uống. Vậy Latte là gì? Là loại cafe sữa của Ý, được làm từ nguyên liệu chính là Espresso và sữa, trong đó Espresso chiếm ⅓, sữa nóng chiếm ⅓ và ⅓ còn lại là bọt sữa. Đây là loại cà phê được rất nhiều nước trên khắp thế giới yêu thích vì thỏa mãn được cả hương vị lẫn hình thức.

Tại Việt Nam, các hình vẽ cafe Latte phổ biến nhất là hình trái tim, bông hoa và cây lá…Tuy nhiên, ở các nước trên thế giới ngoài các hình đơn giản đó, những Barista còn có thể vẽ và sáng tạo ra rất nhiều hình dạng khác nhau trên ly cà phê.

Cách pha cafe Latte nóng:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

8gr cà phê

120ml sữa bò nóng

1 ít sữa sủi bọt

Ngoài ra, máy pha cà phê Espresso, ca đánh sữa và tách đựng là dụng cụ không thể thiếu.

Các bước thực hiện:

Bước 1 (Xay cà phê): Khi xay cà phê, bạn cần lưu ý 2 điểm sau: Thứ nhất về độ mịn của hạt cà phê và thứ 2 là khi sử dụng máy để xay cafe, bạn cần xay nhanh tránh để hạt cà phê tiếp xúc với không khí quá lâu dẫn đến bị đắng khi pha chế.

Bước 2 (Pha cà phê Espresso): Nếu không có máy pha cà phê Espresso bạn hoàn toàn có thể pha bằng phin để hương vị cafe Latte đậm đà không đổi.

Bước 3 (Tạo bọt sữa cho ly cafe Latte): Đầu tiên, hãy bỏ 1 lượng sữa trong bình inox và bắt đầu đun sôi, trong lúc đun vạn cho dụng cụ tạo bọt và bắt đầu tạo bọt cho cà phê. Tiếp tục tạo bọt cho đến khi nhiệt độ đạt 1000 độ C, lúc này bạn cho phần dụng cụ tạo bọt vào bình sữa. Khi sữa trên bếp nóng ở nhiệt độ 1400 độ C bạn có thể bắt đầu khuấy dụng cụ tạo bọt trong bình sữa. Khi nhiệt độ lên đến 1550 độ C bạn có thể tắt bếp và dừng hoạt động đánh bọt.

Bước 4 (Hoàn thiện và tạo hình cho ly cafe Latte): Cuối cùng, sau khi hoàn thiện các bước trên  bạn chỉ cần cho ly các thành phần đã chuẩn bị vào ly theo tỷ lệ ⅓ cà phê Espresso, ⅓ sữa bò hoặc sữa tươi nóng, ⅓ sữa sủi bọt vào chiếc cốc dày khoảng 300ml là được. Khi cho sữa sủi bọt sau cùng bạn có thể tạo hình bông hoa, lá phong, trái tim hay cành lá tùy theo sở thích.

latte nóng
latte nóng

Cách pha cafe Latte đá:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cà phê Espresso

Sữa thanh trùng

Một ca đánh sữa lạnh

Một ít nước đường

Các bước thực hiện:

Bước 1 (Xay cà phê): Khi xay cà phê, bạn cần lưu ý 2 điểm sau: Thứ nhất về độ mịn của hạt cà phê và thứ 2 là khi sử dụng máy để xay cafe, bạn cần xay nhanh tránh để hạt cà phê tiếp xúc với không khí quá lâu dẫn đến bị đắng khi pha chế.

Bước 2 (Pha cà phê Espresso): Nếu không có máy pha cà phê Espresso bạn hoàn toàn có thể pha bằng phin để hương vị cafe Latte đậm đà không đổi.

Bước 3: Cho 20ml nước đường hoặc sirup vào ly đã chuẩn bị trước đó rồi dùng ca đánh sữa lạnh đánh sữa để tạo bọt. Ở bước này nên đánh theo một chiều để bột sữa được dày và mịn hơn.

Bước 4: Đổ đá vào ly nước đường bỏ rồi đổ đầy bọt sữa vào ly. Rót từ từ cà phê Espresso vào ly, có thể tạo cà phê 3 tầng hoặc 4 tầng tùy theo sở thích

Bước 5: Có thể thêm một chút bột quế, bột chocolate đã chuẩn bị trước đó và để trang trí vậy là đã hoàn thành một ly cafe Latte đá ngon đúng vị rồi.

latte đá
latte đá

cà phê espresso

Espresso là gì?

Espresso là một shot cà phê ngắn, nguyên chất được pha chế dưới một áp suất nước lớn được dùng để pha cà phê từ hạt.

Một cốc Espresso nguyên bản được bắt đầu bởi những hạt Arabica chất lượng, phối trộn với tỉ lệ cân đối hạt Robusta, cho ra vị ngọt caramel, vị chua dịu và sánh đặc. Để đạt được sự kết hợp này, chúng tôi xay tươi hạt cà phê cho mỗi lần pha.

Lớp bọt khí nhỏ li ti màu nâu nhạt nằm trên cùng của cốc Espresso được gọi là crema. Thời gian để “bắt” được lớp crema xốp nhẹ và lâu tan chỉ vỏn vẹn 27 giây, dưới áp suất nước xấp xỉ 9 bar của Macchiana (máy pha Espresso) với nhiệt độ không quá 95°C. Nếu không chính xác, crema của bạn sẽ bị đắng

Cappuccino

Cappuccino là gì?

Capuchino (hay Cappuccino, đọc là ca-pu-chi-nô) là một thức uống cà phê nóng có nguồn gốc từ Ý được pha chế từ 3 thành phần chính với tỷ lệ đều nhau, bao gồm cà phê Espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt. Phía trên mỗi tách Capuchino thường được tạo hình trái tim, lá dương sỉ, đám mây,… để trang trí.

cà phê capuccino
cà phê cappuccino

Hướng dẫn cách làm Cappuccino

Cafe capuchino là gì các bạn đều đã rõ rồi đúng không nào? Còn bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách pha cà phê Capuchino chuẩn phong cách Ý nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị

Cà phê Espresso: 30 ml

Sữa tươi ít béo, không đường: 100 ml

Đường trắng: 2 thìa cà phê

Bột cacao hoặc bột quế

1 tách sứ dung tích 200 ml để đựng cà phê

Cách pha Cappuccino

Bước 1: Cho sữa tươi, đường vào ca đánh sữa rồi đánh nóng sữa, tạo bọt sữa mịn và dày.

Bước 2: Ngâm tách trong bát nước sôi để làm ấm tách.

Bước 3: Rót cà phê Espresso vào tách rồi chế bọt sữa lên trên. Khi đổ sữa cần đổ từ từ, đều tay vào chính giữa cốc đến khi bọt sữa trắng nổi lên thì bắt đầu lắc sữa để tạo hình. Bạn có thể dùng những cây tăm nhỏ để tạo hình dễ dàng hơn.

Bước 4: Rắc lên phía trên tách cafe Capuchino một chút bột cacao hoặc bột quế để tăng thêm hương vị. Vậy là bạn đã hoàn thành việc pha chế một tách Cappuccino chuẩn phong cách Ý rồi đó!

cappuccino
cappuccino

Người Mỹ

Cà phê Americano, hay còn được gọi là Caffe Americano là một loại cà phê được tạo ra bằng cách thêm nước nóng vào espresso. Tuy cà phê Americano được lấy cảm hứng từ Espresso nhưng lại được biến tấu cho phù hợp với thới quen uống cà phê không quá đậm của lính Mỹ. Trái với Espresso, Americano rất ngọt ngào, ít cafein và không có vị chua của hạt Arabica. Ngày nay, cà phê Americano là một loại đồ uống không thể thiếu trong các thực đơn quán cà phê, nhà hàng – khách sạn.

Cách pha cafe Americano ngon

Chuẩn bị nguyên liệu 

Để pha ra một ly American coffee, bạn cần chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu sau:

Máy pha cafe Espresso: Là vật dụng không thể thiếu bởi dù bạn chọn hạt cafe ngon mà pha theo kiểu cafe phin của Việt Nam thì cũng không thể làm ra một ly cafe Americano.

Hạt cafe: Robusta hoặc Arabica. Đây là hai loại hạt cafe phổ biến và nổi tiếng nhất thế giới để cho ra những ly cafe đậm vị. Điểm khác biệt giữa 2 loại hạt này là Robusta mạnh hơn, chứa nhiều cafein. Trong khi đó Arabica có vị thanh hơn, nhiều hương thơm (aroma).

Nước tinh khiết: Là phần không thể thiếu bởi cafe Americano thực chất là thêm nhiều nước hơn.

Đường trắng: Có thể chọn đường ăn kiêng hoặc không vì chúng ít làm đổi vị cafe.

Ly đựng cafe: Khuyến khích chọn loại ly có quai (loại ly uống trà). Loại ly này sẽ dễ cầm hơn khi hợp bạn muốn uống American coffee nóng.

Các bước pha cafe Americano

Bước 1: Nghiền khoảng 8 – 10gr hạt cafe thành bột nhuyễn mịn trước khi cho vào máy pha cà phê Espresso.

Bước 2: Cho bột cafe vào bộ lọc porter – đây là một bộ phận trong máy ép cafe có hình giống như cái tách có tay cầm nhưng bằng kim loại.

Bước 3: Lắp bộ lọc porter nằm ngang với máy ép và vặn về bên phải để khớp với máy pha cafe.

Bước 4: Đặt ly đựng cafe dưới bộ lọc porter rồi mở công tắc trên máy để kích hoạt cho nước nóng lên. Lúc này nước nóng trong máy sẽ chảy xuống phần bột cafe đang bị ép dưới áp suất lớn để tạo ra cafe. Khi cốc đầy khoảng ⅔ thì dừng lại và lúc này bạn đang cầm trên tay một cốc Espresso.

Bước 5: Tạo ra cafe Americano từ Espresso bằng cách cho 30 đến 70ml nước sôi vào ly Espresso. Việc cho thêm nước sôi tùy vào độ đậm nhạt của cốc American mà bạn muốn.

6. 10 Lợi ích của cà phê

Cà phê thực sự rất tốt cho sức khỏe. Trong cà phê chứa chất chống oxi hóa và những chất dinh dưỡng có lợi để cải thiện sức khỏe.

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống cà phê có ít nguy hơn mắc các bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống. Dưới đây là 13 lợi ích của việc uống cà phê

Cung cấp năng lượng và cải thiện khả năng tư duy

Cà phê giúp bạn bớt mệt mỏi và tăng mức độ năng lượng vì trong cà phê có chứa cafein một loại chất truyền dẫn kích thích ức chế thần kinh trong não, giúp hưng phấn não bộ. Chất này giúp cải thiện tâm trạng, bộ nhớ, sự cảnh giác, tốc độ phản ứng và các chức năng khác của não bộ.

Cà phê giúp đốt cháy mỡ thừa

Cafein là chất thường thấy trong tất cả các thực phẩm giảm cân, bởi vì nó là một trong số ít những chất có khả năng hỗ trợ đốt cháy chất béo.

Theo một số nghiên cứu khác, cafein có thể giúp tăng tỉ lệ trao đổi chất thêm 3 – 11% và tốc độ đốt cháy mỡ thừa thêm 10% ở người béo và 29% ở nguời gầy.

Tuy nhiên hiệu quả sẽ giảm đối với người uống cà phê trong thời gian dài.

Cafein giúp cải thiện hoạt động thể chất

Cafein kích thích hệ thần kinh, khiến hệ này phát tín hiệu đốt cháy tế bào mỡ, nhưng nó cũng làm tăng nồng độ Adrenaline trong máu.  Đây là loại hóc môn giúp cơ thể thực hiện các hoạt động thể chất cường độ mạnh.

Vì thế, uống cà phê có thể cải thiện hoạt động thể chất trung bình 11 – 12%. Sẽ rất tốt nếu uống một cốc cà phê đặc 30 phút trước giờ tập thể hình.

Cà phê chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu.

Một tách cà phê gồm:

6% RDA cho Axit pantothenic (vitamin B5).

11% RDA cho Riboflavin (Vitamin B2).

2% RDA cho Niacin (B3) và Thiamin (B1).

3% RDA cho kali và mangan.

Uống cà phê tốt cho gan

Gan là cơ quan thực hiện hàng trăm chức năng của cơ thể.Một số bệnh thường gặp về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ… Những bệnh này có thể dẫn tới xơ gan. Những người uống từ 4 cốc cà phê (loãng) mỗi ngày trở nên có nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn 80% so với những người không uống.

Cà phê có thể giúp bạn sống lâu hơn

Cà phê bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh, đương nhiên sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Nhưng thực tế, theo nhiều quan sát, những người uống cà phê có nguy cơ tử vong thấp hơn. Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong 20% ở nam và 26% ở nữ trong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi.

Cà phê là tốt cho sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu liên quan đến hơn 37.000 cá nhân trong hơn 13 năm đã được thực hiện gần đây bởi các nhà nghiên cứu tim mạch hàng đầu. Kết quả cho thấy đa số những người uống cà phê vừa phải đã giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tim so với người nghiện rượu nhẹ hoặc nặng.

Làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường

Một nhóm các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng từ khắp nơi trên thế giới khám phá ý tưởng rằng có một mối liên hệ giữa việc uống cà phê và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ học còn chỉ ra những người sử dụng cà phê thường xuyên sẽ giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người hiếm khi uống hoặc thậm chí không uống.

Cà phê giúp chống lại bệnh Gout

Phụ nữ dùng hơn 4 cốc mỗi ngày và dùng ít nhất ba cốc decaf mỗi ngày cho thấy nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 57% . Bên cạnh đó, khả năng bệnh gút giảm hơn 22% ở những phụ nữ tiêu thụ từ 1 đến 3 tách cà phê mỗi ngày. Đặc tính chống oxy hóa của cà phê được cho là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gút bằng cách giảm mức độ insulin không lành mạnh trong cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa làm giảm nồng độ axit uric (nguyên nhân gây ra bệnh gout).

Cà phê làm giảm khả năng bị trầm cảm

Một loạt các nghiên cứu gần đây đã chứng minh tỷ lệ trầm cảm thấp hơn đối với những người hay uống cà phê. Như chúng ta đã biết, caffeine có tác dụng kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó có thể kiểm soát tâm trạng. Các chất dẫn truyền này bao gồm serotonin và dopamine. Bằng cách này, cà phê ngăn chặn trầm cảm thông qua kích thích các hormone “cảm thấy tốt” trong máu.

7. Bảo quản cà phê đúng cách

Cà phê là một thực phẩm có các phần tử hương nhanh chóng bị mất mùi khi tiếp xúc không khí dù chúng ở dạng bột hay dạng hạt. Amazing Coffee sẽ hướng dẫn bạn các cách bảo quản cà phê đúng nhất, giữ được mùi vị, và hương thơm cà phê được lâu nhất có thể.

Cà phê bột được bảo quản bao lâu?

Một loại cà phê “chuẩn” ngon sẽ là khi được lựa chọn từ nguyên liệu những quả cà phê chín đỏ, sạch, sau đó cà phê được mang đi rang xay thành bột và sử dụng dùng liền. Nhưng hương vị thơm ngon ấy thường chỉ có thể giữ được nhiều nhất trong 2 năm, với điều kiện bảo quản khép kín, thông thoáng và tránh ẩm ướt. Trường hợp nếu không biết cách bảo quản, bột cà phê chỉ có thể lưu giữ được trong 14 ngày. Sau khoảng thời gian này, cà phê sẽ dần mất đi hương vị thơm ngon vốn có trước đó, chất dinh dưỡng cũng bị mất đi.

Những cách bảo quản cà phê bột hiệu quả

Để bảo quản được cà phê bột lâu dài mà hương thơm và mùi vị không thay đổi, chúng ta cần có những phương pháp phù hợp sau:

Bảo quản trong lọ thủy tinh: Để bột cà phê trong lọ thủy tinh ở những nơi thoáng mát, sẽ giúp cà phê không bị tiếp xúc với không khí, nhiệt độ, ngăn chặn ẩm ướt sẽ giúp cà phê của bạn giữ được hương vị nguyên chất.

Mua cà phê đủ dùng: Nhiều người có thói quen chất giữ cà phê nhiều, nhưng lượng dùng cà phê lại ít. Mà cà phê để lâu thì càng mất đi giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon. Vì vậy, chúng ta chỉ nên mua cà phê với lượng đủ dùng.

Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Nhiều người lầm tưởng việc bảo quản cà phê trong tủ lạnh là một phương pháp tốt. Nhưng ít ai biết rằng, do có sự thay đổi nhiệt độ, việc để cà phê bột trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng những túi zipper (loại túi có khóa), chia những lượng nhỏ cà phê bỏ vào những túi này. Sau đó đặt những chiếc túi này trên ngăn đá, tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đó là phải sử dụng hết lượng cà phê này. Chúng ta không nên để đông lạnh một lần nữa, vì lúc này cà phê sẽ mất đi hương vị vốn có của nó.

Cà phê Robusta là gì?

Xem thêm nhiều sản phẩm hơn tại

Trang web: https://amazingcoffee.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/amazingcoffeeandtea

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

AD Sticky Ad
×